Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Bệnh trĩ nội và lời khuyên của bác sĩ với người mắc trĩ nội


Bệnh trĩ nội là căn bệnh phổ biến, không còn quá xa lạ với mọi người. Bất kỳ ai, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội thường tập cao hơn ở những người có tính chất công việc ngồi lâu hoặc đứng lâu, phụ nữ mang thai và người già. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội và cần chú ý những gì khi đã bị bệnh trĩ nội?


Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội hình thành là do các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như do sinh hoạt, ăn uống, do cơ địa,.. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội:

  • Bị trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
  • Bị trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
  •  Bị trĩ nội do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều,…
  • Bị trĩ nội do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
  • Bị trĩ nội do hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….


·         Thêm vào đó, những lý do như thường xuyên nhịn đi vệ sinh dẫn đến bệnh trĩ nội xảy ra nhiều trong giới trẻ hiện nay, do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…theo các thống kê tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ngày càng gia tăng.

Các giai đoạn phát triển và triệu chứng của bệnh trĩ nội


Bệnh trĩ nội phát triển qua 4 giai đoạn từ trĩ nội cấp độ 1 đến trĩ nội cấp độ 4. ở mỗi giai đoạn, mỗi cấp độ lại có những triệu chứng khác nhau.

  • Trĩ nội cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, búi trĩ chưa hình thành nên không ảnh hưởng nhiều đến việc đại tiện. Vùng hậu môn có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy và khó chịu và thường xuyên đại tiện ra máu. Nếu không được điều trị thì sẽ phát triển sang trĩ nội cấp độ 2.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành, sưng phồng làm hẹp ống hậu môn khiến đại tiện khó khăn và đau đớn. Khi đại tiện, búi trĩ bị đẩy ra ngoài nhưng sau đó lại tự động co vào được.
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ trong hậu môn sa ra ngoài mà không thể tự động co lại được, phải dùng tay ấn vào. Hiện tượng chảy máu hậu môn, nhiễm trùng hậu môn diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Búi trĩ sưng phồng, mất độ đàn hồi không thể co trở lại. Đại tiện không chảy máu nhưng tiết dịch nhầy khiến hậu môn luôn ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu.
      Bài viết nên xem:

Một số lời khuyên của bác sĩ



Bệnh trĩ nội chỉ được chữa trị hiệu quả khi người bệnh thực hiện nghiêm túc pháp đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ luyện tập kiêng khem hợp lý:

  • Với những người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu, có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà tuy nhiên phải thực hiện theo sự chỉ dẫn và đơn kê thuốc của bác sĩ.
  • Khi đã bị trĩ nội ở giai đoạn nặng, việc tới các phòng khám trĩ là điều cần thiết, trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để nặng có thể gây suy nhược (do mất nhiều máu) và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Trong quá trình điều trị không nên lao động nhiều, bê vác các vật nặng.
  • Bổ xung các loại thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau muống, không ăn đồ có tính nhiệt(đồ cay, nóng, đồ nướng) và nhiều dầu mỡ(đồ chiên, xào).
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nên rửa vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì có thể khiến rách hậu môn và chảy máu búi trĩ.


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?


Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay thì rất nhanh khỏi và có thể trị tận gốc. Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh trĩ nội độ 1 như: dấu hiệu nhận biết, cách chữa, mức độ nguy hiểm của bệnh,… qua bài viết dưới đây.

Trĩ nội độ 1 là gì?


Trĩ nội hình thành do sự căng giãn quá mức của các thành tĩnh mạch ở bên trên đường hậu môn trực tràng, chúng không chịu được áp lực, sa xuống và hình thành nên búi trĩ. Trong đó, trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ, khi búi trĩ mới bắt đầu hình thành.

Triệu chứng của trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 thường  được nhận biết qua những triệu chứng, dấu hiệu sau:
Chảy máu hậu môn: Chảy máu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ độ 1. Ở giai đoạn này, dấu hiệu chảy máu rất khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Bệnh nhân nếu tinh ý sẽ chỉ nhận thấy một chút máu màu đỏ tươi, thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc máu lẫn với phân.
Các búi trĩ xuất hiện : Lòi búi trĩ là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 đã có các búi trĩ nhưng chúng chưa lòi ra hẳn hậu môn nên không thể nhận biết qua quan sát, chỉ có thể nhận biết khi tiến hành soi hậu môn
Khó khăn khi đi đại tiện: Tiêu chảy và táo bón kéo dài là những nguyên nhân bệnh trĩ hàng đầu. Đây cũng là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân khi mới bị trĩ nội độ 1: Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện phải rặn, táo bón kéo dài.
Ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn: Bệnh trĩ khiến hậu môn luôn trong trạng thái ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên, những triệu chứng này không điển hình, người bệnh khó phát hiện là do bệnh trĩ.
Bệnh nhân bị trĩ độ nội 1 thường chủ quan, không chịu đi thăm khám do triệu chứng bệnh còn nhẹ, không ảnh hưởng nhiều lắm đến cuộc sống. Tuy nhiên, trĩ nội độ 1 nếu không can thiệp kịp thời trong giai đoạn này, các dấu hiệu, triệu chứng sẽ càng trở nên trầm trọng, điển hình là chảy máu hậu môn ngày càng nhiều, nhỏ từng giọt hoặc chảy thành tia; các búi trĩ hậu môn sẽ to và lòi ra ngoài… Trĩ nội độ 1 vì thế mà trở thành trĩ nội độ 2 rất nhanh gây nhiều biến chứng sau này.

Bệnh Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?


Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, ban đầu không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh không tự tin dẫn đến trầm cảm. Đi cầu ra máu nhiều khiến người bệnh bị thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt... Nếu không chữa trị ngay khiến bệnh trở nặng rất khó chữa và nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội cấp độ 1 không phải là căn bệnh khó chữa tuy nhiên cần phải được điều trị sớm và cần có tính kiên trì. Có thể dùng thuốc uống và thuốc đặt để chữa trị làm giảm các triệu chứng của bệnh. NGoài ra, có thể áp dụng 1 số phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ ngay tại nhà như: chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, bằng rau san, bằng đu đủ,... Đối với trĩ nội độ 1 hoàn toàn có thể điều trị trĩ không cần phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài việc sử dụng thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thì cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống.
Chế độ ăn uống: cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, chất xơ có nhiều trong rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước mỗi ngày, nước giúp chuyển hóa chất xơ và đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể. Tránh đồ cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, caffe...
Không nhịn đi đại tiện: Lập tức đi vệ sinh khi bạn có cảm giác muốn đi đại tiện. Nếu bạn nhịn đi đại tiện thì dần dần sẽ mất thói quen đi đại tiện và phân sẽ tích tụ trong trực tràng gây áp lực lên thành hậu môn-trực tràng.
Chế độ vận động: Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội... tránh những môn thể thao có cường độ mạnh như Gym, Yoga, Điền kinh...
Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngoài ra sau khi đi cầu thì vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Nếu bạn áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học thì bệnh trĩ nội độ 1 sẽ được đẩy lùi và khỏi hẳn.



Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Các triệu chứng cho thấy bạn đã bị mắc bệnh trĩ

Các dấu hiệu để nhận biết mình có bị mắc bệnh trĩ hay không rất đơn giản, chỉ cần mọi người chú ý một chút là có thể thấy ngay.

Đại tiện ra máu


Đây là một trong những dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất của những bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Thông thường, các búi trĩ có niêm mạc khá mỏng và dễ bị tổn thương khi va chạm với những khối phân cứng khi đi qua hậu môn. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường dễ bị đại tiện ra máu. Ban đầu, máu sẽ chảy với số lượng ít, chủ yếu thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, thành từng dòng, từng giọt.
Đại tiện ra máu nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể cho bệnh nhân.

Sa búi trĩ

Nếu như bạn bị mắc bệnh trĩ ngoại, ngay trong giai đoạn đầu bạn có thể thấy sự xuất hiện của các búi trĩ ở bên ngoài hậu môn.
Ngược lại, nếu bạn bị bệnh trĩ nội, thì phải tới những giai đoạn sau các búi trĩ mới thò ra khỏi hậu môn.
Thông thường, ban đầu các búi trĩ có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Sau một thời gian, chúng sẽ liên tục tăng trưởng kích thước và trở nên ngoằn nghèo. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng sa, nghẹt búi trĩ.

Ngứa hậu môn

Nếu các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, chúng sẽ liên tục tiết dịch gây ẩm ướt. Đồng thời, đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Từ đó, gây ra những kích thích viêm nhiễm và ngứa ngáy hậu môn.
Các chuyên gia cho biết, khi bị ngứa hậu môn, bệnh nhân không nên sử dụng tay để gãi. Vì có thể khiến cho những triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối ấm để rửa hậu môn. Điều này không chỉ góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, mà còn giảm nhẹ triệu chứng bệnh trĩ.

Một số dấu hiệu khác

Chảy máu hậu môn nhiều lần làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể khiến bệnh nhân dễ bị đau đầu, choáng ngất.
Sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, hoặc không muốn đi đại tiện là tâm lý chung mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ gặp phải.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể đối mặt với hiện tượng căng thẳng, lo âu quá mức do những tác động của các triệu chứng bệnh trĩ gây ra.

Lời khuyên từ các bác sĩ khi có các dấu hiệu bệnh trĩ



Để đề phòng bệnh trĩ cần, loại trừ những yếu tố này là một trong những biện pháp phòng ngừa có thể tránh được bệnh trĩ. Các yếu tố thuận lợi đó là:
- Tư thế: Đứng lâu hoặc ngồi lâu làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, do vậy dễ gây mắc bệnh trĩ, vì vậy cần tránh ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, ngồi đúng tư thế, năng hoạt động đi lại, thay đổi tư thế tại chỗ.
- Rối loạn đại tiện: táo bón kinh niên hay ỉa chảy kéo dài cũng làm cho áp lực trong lòng hậu môn tăng cao dẫn đến việc hình thành các búi trĩ, do vậy cần ăn đủ chất xơ, rau, hoa quả tươi và điều trị triệt để các rối loạn về tiêu hóa; tránh để bị tiêu chảy hay táo bón kéo dài…
- Tiền sử bị bệnh lỵ hay hội chứng ruột kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, do vậy cần điều trị dứt điểm các bệnh này.
- Một số nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng: ho nhiều ở những người mắc bệnh phổi phế quản mạn tính hay ở những bệnh nhân xơ gan, suy tim và những người phải làm công việc nặng nhọc… làm tăng áp lực ổ bụng, do đó làm cản trở máu từ tĩnh mạch hậu môn trở về hệ thống đại tuần hoàn.
- Các bệnh lý quanh vùng hậu môn trực tràng trong thời gian mang thai… làm cản trở máu về do đó gây hiện tượng căng phồng các tĩnh mạch búi trĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Các biện pháp khắc phục: 

- Giảm bớt ăn thực phẩm cay, nóng và uống rượu, bia…Ăn thêm chất sơ, hoa quả, rau củ...
- Giảm bớt ăn thực phẩm nhiều gia cay, nóng và uống rượu, bia…Ăn thêm chất sơ, hoa quả, rau củ...
- Uống nhiều nước
- Hạn chế đi đại tiện kéo dài lâu. Vệ sinh đúng cách sau khi đi đại tiện.
- Chú ý chế độ làm việc và nghỉ ngơi.

Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì cho rằng bệnh không quan trọng. Nếu điều trị không đúng cách, không những không hết bệnh mà còn mắc phải những hậu quả khó lường như hẹp hậu môn, són phân… còn khó chịu hơn cả bệnh trĩ. Khi thấy các biểu hiện của bệnh trĩ, hay thấy các dấu hiệu nhận biết trên, cần đến ngay các trung tâm, phòng khám để được điều trị.



Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng phương pháp dân gian


Chữa bệnh trĩ khi mang thai có phần khác hơn so với những chị em bình thường. Bởi vì lúc này thai phụ không thể dùng thuốc được, vì thuốc có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Tuy vậy, bà bầu không nên quá lo lắng bởi ngoài cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc thì chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng phương pháp dân gian cũng rất hiệu quả. Ngoài ra nó lại an toàn không gây tác dụng phụ cho bà bầu.
Sau đây sẽ là những cách dân gian giúp chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn nhất mà thai phụ nên tham khảo:



Hoa hòe kết hợp với hoa mướp
Hoa hòe là loại hoa có chứa rất nhiều chất Rutin, giúp phòng tránh táo bón, làm cho thành mạch bền, hạn chế tính giòn, thấm của mao mạch, làm tĩnh mạch ít bị giãn ra. Còn trong thành phần hoa mướp có chứa nhiều chất giúp lương huyết chỉ huyết, tiêu thủng tán ứ,…
Theo dân gian, nếu kết hợp 2 loại hoa này lại với nhau có thể giúp thai phụ giảm triệu chứng của bệnh trĩ, nhất là những trường hợp bị ra máu nhiều
Lấy khoảng 10g hoa hoè và 20g hoa mướp, rửa sạch, cho vào hãm cùng nước sôi trong bình kín,  để khoảng 20 phút thì có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 đến 3 lần, đến khi nào nhạt thì thay bằng ấm mới.
Sử dụng rau diếp cá
Đây là loại rau rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, có tác dụng thanh nhiệt, chống táo bón, chống viêm, giải độc, rất tốt cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.
Chị em từ 4 tháng thai kỳ trở đi có thể sử dụng loại rau này để ăn sống, xay lấy nước uống, nấu nước ngâm, xông hậu môn, lấy bã diếp cá đắp vào búi trĩ. Nếu thực hiện đều đặn trong vòng 2-3 tháng thì búi trĩ có thể được co lại, giảm viêm, ngứa, đau,…
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng củ nghệ


Đây là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu khá mới, ít người biết đến nhưng thực chất cách làm này lại cho hiệu quả cao.
Trong Đông y, nghệ là vị thuốc có tác dụng xóa sẹo, có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Chính vì những đặc tính này mà nghệ được “khai thác triệt để” trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng nghệ cũng rất đơn giản, chị em có thể dễ dàng thực được. Bạn chỉ cần chọn củ nghệ tươi, già, sau đó rửa sạch và giã nát đắp lên khu vực búi trĩ trước khi đi ngủ (bạn có thể dùng băng gạc để cố định nghệ tại hậu môn). Thực hiện hàng ngày sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trĩ thuyên giảm, làm giảm tình trạng sưng đau búi trĩ, giảm sa búi trĩ, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài.
Ngâm trong nước ấm
Ngoài những phương pháp trên, cách trị bệnh trĩ khi mang thai còn có thể thực hiện bằng phương pháp ngâm mình trong nước ấm.
Đây là một thói quen rất tốt mà chị em mang thai mắc trĩ nên áp dụng thường xuyên. Bởi vì khi ngâm mình trong nước ấm hay chỉ ngâm phần mông, sẽ làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra đều đặn, dễ dàng, từ đó các tĩnh mạch giãn ra và giảm những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn do bệnh trĩ.
Xem thêm:

Để phòng tránh bị trĩ khi mang thai mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

Ngoài việc thực hiện những cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai như trên, chị em cần nên chú ý những điều sau để bệnh có hiệu quả tốt hơn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày, lau bằng khăn mềm, tránh sử dụng giấy cứng.
  • Bọc đá lạnh trong túi vải mềm và chườm lên hậu môn, giúp hạn chế tình trạng sưng, đau đớn.
  • Tránh ngồi quá lâu, nên đi lại nhẹ nhàng. Nếu nằm thì hãy nằm nghiêng, không nên nằm ngửa hay nằm sấp, để giảm tình trạng ứ máu tại vùng chậu cũng như hậu môn.
  • Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau quả và trái cây, nhất là những loại rau xanh, chuối, khoai lang,…
  • Uống nhiều nước, khoảng 2 lít/ ngày để tránh táo bón.
  • Tập thể thao nhẹ nhàng, đều đặn như: đi bộ, tập kegel.
  • Tránh sử dụng thuốc tây hoặc bôi kem bôi trơn trong thời kỳ mang thai, vì có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nếu thấy bệnh nghiêm trọng thì hãy đến bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.

12 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bạn nên biết


Bệnh trĩ là căn bệnh đã quá phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh mà đối tượng nào cũng có thể mắc phải: từ người giá đến trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào lại làm cho bệnh trĩ trở nên phổ biến như vậy? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ dưới đây để biết cách phòng tránh nhé.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây bệnh trĩ


Rất nhiều người, nhất là những người trẻ thương có ý thích sử dụng các loại đồ ăn chứa protein, lipit, các chất kích thích, nhưng lại hạn chế sử dụng chất xơ. Trong khi đó, chất xơ không chỉ có ý nghĩa cho việc tăng cường sức khỏe mà còn rất tốt đối với hệ tiêu hóa, chất xơ còn tham gia vào quá trình giữ nước trong phân. Từ đó phân trở nên mềm bở, dễ được đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, sự thiếu hụt chất xơ trong thực đơn hàng ngày chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng và đe dọa tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, đồng thời cũng là nguyên nhân của bệnh trĩ.

Uống ít nước

80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ .

Táo bón kinh niên

Táo bón kinh niên được xem là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hàng đầu, được biểu hiện bằng sự xuất hiện của các khối phân khô và cứng tại hậu môn. Táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện và và liên tục phải rặn mạnh để đẩy khối phân ra ngoài. Từ đó khiến áp lực tại hậu môn liên tục tăng lên, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ. Táo bón kinh niên được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hàng đầu.

Đặc thù công việc

Những người thường xuyên phải làm việc quá lâu ở điều kiện đứng, ngồi hoặc ít đi lại trong thời gian quá dài, sẽ có xu hướng trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống trực tràng, hậu môn và vùng chậu. Từ đó đám rối tĩnh mạch khó lưu thông máu bình thường và dẫn tới tắc nghẽn, hoặc hình thành các cục máu đông tại hậu môn và trực tràng. Đặc thì và tính chất công việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Ngoài ra, những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc hoặc vận động mạnh như: Vận động viên xe đạp, cử tạ, người khuân vác nặng… Cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai, sinh con


Khi mang thai, hậu môn và trực tràng của các chị em thường xuyên phải chịu áp lực lớn, đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng thay đổi khiến cho nữ giới dễ bị mắc bệnh trĩ.Ngoài ra, trong quá trình sinh thường, nữ giới thường phải rặn mạnh để sinh con khiến cho áp lực tại hậu môn, trực tràng tăng lên và hình thành bệnh trĩ.

Tuổi tác

Tuổi tác càng cao, sự lão hóa càng diễn ra nhanh chóng. Tĩnh mạch tại hậu môn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ đàn hồi và hoạt động kém hiệu quả của tĩnh mạch tại hậu môn, có thể dẫn tới hình thành các búi trĩ. Chính vì vậy, người già cần phải tích cực xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt chú ý tới các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục dưỡng sinh….Ngoài ra những người trẻ tuổi hoặc trẻ em vì có thành tĩnh mạch hậu môn yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do thói quen đại tiện xấu

Không ít người có thói quen đọc báo và chơi game trong khi đi đại tiện, điều này khiến cho hậu môn của bạn liên tục trong tình trạng phải căng giãn và áp lực. Ngoài ra, rặn mạnh khi đi đại tiện hoặc nhịn đại tiện, cũng là một trong những thói quen xấu hình thành bệnh trĩ.

Do béo phì và thừa cân


Ngoài chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến hiện tượng táo bón và là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì những người có chế độ ăn uống không khoa học. Thu nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo và lười vận động khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân. Thừa cân, béo phì khiến sức nặng của cơ thể dồn nén xuống các thành tĩnh mạch hậu môn, và bắt đầu hình thành nên những búi trĩ.

Ung thư ruột kết

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ được các chuyên gia đánh giá khá nguy hiểm là ung thư ruột kết. Ung thư ruột kết khiến cho ruột hoạt động không ổn định gây nên hiện tượng chảy máu trực tràng, táo bón, bệnh tiêu chảy, phân hẹp và lâu dần hình thành nên các búi trĩ.
Hậu môn vốn không hề thích hợp cho việc quan hệ tình dục. Vì hậu môn không thể tiết dịch bôi trơn hoặc co giãn như âm đạo. Chính vì vậy, quan hệ tại hậu môn sẽ khiến cho tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, đồng thời có thể gây các tổn thương, viêm nhiễm tại hậu môn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hàng đầu.

Viêm nhiễm hậu môn

Viêm nhiễm tại hậu môn khiến cho tĩnh mạch bị sơ hóa, suy yếu, mà mất đi khả năng co giãn. Từ đó rất dễ khiến cho các búi trĩ mạch phình to hoặc tắc nghẽn, gây trĩ.
Trên đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, mọi người cần chú ý đề phòng.
Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Trĩ nội độ 1 và cách chữa trĩ nội độ 1 hiệu quả

Trĩ nội hình thành do sự căng giãn quá mức của các thành tĩnh mạch ở bên trên đường hậu môn trực tràng, chúng không chịu được áp lực, sa xuống và hình thành nên búi trĩ. Trong đó, trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ, khi búi trĩ mới bắt đầu hình thành.

Triệu chứng của trĩ nội độ 1


Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ nội độ 1 qua các dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau
Chảy máu hậu môn: Chảy máu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ độ 1. Ở giai đoạn này, dấu hiệu chảy máu rất khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Bệnh nhân nếu tinh ý sẽ chỉ nhận thấy một chút máu màu đỏ tươi, thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc máu lẫn với phân.
Khó khăn khi đi đại tiện: Tiêu chảy và táo bón kéo dài là những nguyên nhân bệnh trĩ hàng đầu. Hiển nhiên, đây cũng là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân khi mới bị trĩ nội độ 1: Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện phải rặn.
Các búi trĩ chưa xuất hiện: Lòi búi trĩ là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 đã có các búi trĩ nhưng chúng chưa lòi ra hẳn hậu môn nên không thể nhận biết qua quan sát, chỉ có thể nhận biết khi tiến hành soi hậu môn.
Ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn: Bệnh trĩ khiến hậu môn luôn trong trạng thái ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên, những triệu chứng này không điển hình, người bệnh khó phát hiện là do bệnh trĩ.
Bệnh nhân bị trĩ độ nội 1 thường chủ quan, không chịu đi thăm khám do triệu chứng bệnh còn nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Trĩ nội độ 1 vì thế mà trở thành trĩ nội độ 2 rất nhanh gây nhiều biến chứng sau này.

Nguyên nhân bị trĩ nội độ 1

Thường có nhiều nguyên nhân gây lên bệnh, tuy nhiên, với giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội, chúng ta có thể liệt kê các nguyên nhân ở dưới đây:

1. Bị táo bón dẫn đến bệnh trĩ nội cấp độ 1:

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ nội độ 1 là do táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh thường phải rặn mạnh để phân ra ngoài, điều đó sẽ làm cho niêm mạc của hậu môn bị tổn thương, lâu dần làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ và bệnh trĩ nội là điều không thể tránh khỏi.

2. Đặc thù công việc phải đứng, ngồi lâu khiến bạn bị bệnh trĩ nội độ 1

Khi công việc phải làm cho ta đứng hoặc ngồi lâu hay làm việc nặng nhọc, … sẽ khiến bạn bị mắc trĩ. Với gần nữa số người bị bệnh trĩ nội là dân văn phòng, xây dựng chính là minh chứng xác thực nhất.

3. Bị bệnh trĩ nội độ 1 do thói quen ăn uống không tốt

Thiếu hụt chất xơ, uống ít nước hay thói quen cá nhân khác như vệ sinh hậu môn kém, … sẽ là những tác nhân khiến bạn bị trĩ mà bạn không thể ngờ tới.

4. Phụ nữ, người già là những đối tượng dễ mắc trĩ nội độ 1 nhất

Hai nhóm người này là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất khi mà kích thước của thai nhi sẽ làm ảnh hưởng đến vùng hậu môn gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai, đối với người già, cơ thể đang bị lão hóa ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa khiến bệnh trĩ ở người già xuất hiện.

Chữa bệnh trĩ nội

Chữa trĩ nội độ 1 bằng phương pháp dân gian


Điều trị trĩ nội độ 1 bằng phương pháp dân gian là cách làm được rất nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả cũng như chi phí điều trị ít. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp dân gian để chữa trĩ độ 1 đòi hỏi bạn cần kiên trì thực hiện bởi phương pháp này phải điều trị lâu dài. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả như:

Điều trị trĩ nội độ 1 bằng thuốc

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian thì sự lựa chọn chữa trĩ nội độ 1 bằng thuốc là đúng đắn. Bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám trĩ uy tín để khám và điều trị, mua thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Thuốc trị bệnh trĩ độ 1 có thể là thuốc đặt, thuốc bôi hoặc thuốc uống

Những lưu ý trong quá trình điều trị trĩ nội độ 1

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội độ 1, để đạt được hiệu quả nhanh chóng, bạn cần thực hiện những điều sau:
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Trong bữa ăn bạn nên bổ sung thêm rau củ giàu vitamin và chất xơ để hạn chế táo bón. Không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, rượu bia và các loại nước uống có ga…Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tăng cường luyện tập thể thao: Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, tập các bài tập dành cho người bị bệnh trĩ, bài tập làm co búi trĩ sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm bệnh trĩ nội độ 1.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện: Bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định hằng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Không nên đi đại tiện quá lâu, trong quá trình đi đại tiện không được sử dụng điện thoại, đọc báo… sẽ giúp bệnh trĩ của bạn sớm hồi phục. Bạn nên sử dụng nước thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô cứng để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh trở nặng thêm.
  • Tránh căng thẳng, stress và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn cũng là một cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Mặc dù trĩ nội độ 1 nguy hiểm ít nhưng nếu như không chú ý và phát hiện ra bệnh sớm thì bệnh sẽ chuyển biến nặng và rất khó chữa. Hãy luôn thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.