Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Cách điều trị tình trạng sa búi trĩ sao cho hiệu quả

Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn mà dân gian vẫn thường gọi là lòi dom. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm cách nào để có thể hạn chế tình trạng phát triển của búi trĩ cũng như điều trị dứt điểm tình trạng này.

Hiện tượng sa búi trĩ


Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, sa xuống khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh (búi trĩ là các đám rối tĩnh mạch hậu môn, trực tràng giãn ra, phát triển và hình thành).
Hiện tượng này khá điển hình đối với những người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy và cảm nhận được.
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại:
Trĩ nội: búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược. Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ chưa sa ra ngoài. Khi trĩ ở giai đoạn nhẹ mà không được chữa trĩ thì tình trạng này sẽ càng nặng hơn, búi trĩ sẽ lòi ra và sa ra ngoài.
Trĩ ngoại: Búi trĩ được hình thành phía dưới đường lược, ngay cạnh ống hậu môn. Do đó, người bệnh có thể nhìn thấy và sờ được ngay khi chúng mới được tạo ra.
Sa búi trĩ khá nhiều khó khăn cho người bệnh trong việc đi đại tiện, làm hậu môn ngứa ngáy, có thể nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng nếu không được điều trị sớm.

Nguyên nhân làm sa búi trĩ

Búi trĩ là sự căng giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch hậu môn hình thành lên. Sự căng giãn tĩnh mạch này do nhiều yếu tố gây ra như:
  • Táo bón lâu ngày
  • Do quá trình mang thai, và sinh con
  • Ăn uống thiếu khoa học: ăn ít rau, củ, quả, ăn nhiều đồ cay nóng
  • Đứng, ngồi một tư thế quá lâu, ít vận động: thường xảy ra ở dân văn phòng, công nhân may,...
  • Do một số bệnh lý khác gây ra như nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn,...
Thời gian đầu, búi trĩ còn khá nhỏ và không gây ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng thì búi trĩ sẽ phát triển và bị sa ra ngoài hậu môn.
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khiến cho người bệnh rất đau đớn gây ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt đời sống cũng như sức khỏe. Đặc biệt, nó còn khiến người bệnh mặc cảm, tự ty, ngại tới đám đông bởi những triệu chứng mà bệnh trĩ gây ra.

Sa búi trĩ phải làm sao?

Người bệnh khi bị sa búi trĩ cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ có các phương pháp điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Tùy theo từng tình trạng cụ thể và mức độ nặng nhẹ ra sao mà có cách điều trị bệnh cho phù hợp.

Đối với búi trĩ nội mới hình thành, có thể tự co lên được


Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị như: thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau và trợ mạch.
Việc sử dụng thuốc và liều lượng dùng cần phải có sự hướng dẫn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu như bệnh nhân lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tây, có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để có thể điều trị bệnh cũng rất ổn.
Một số bài thuốc dân gian cũng được nhiều người áp dụng khi bệnh trĩ còn nhẹ, búi trĩ chưa phát triển lớn như: chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, mùng tơi, rau má, hạt gấc, lá và hoa thiên lý,...
>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nhẹ

Đối với búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn

Ở trường hợp này, búi trĩ sa ra ngoài không thể co lên được nữa. Việc dùng thuốc không còn nhiều tác dụng. Vì vậy, phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ là cách điều trị hiệu quả nhất.
Sa búi trĩ lúc này cần phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến có khả năng co thắt búi trĩ, loại bỏ búi trĩ mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu của hậu môn, giảm đau và hồi phục nhanh hơn.
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ sử dụng công nghệ hiện đại khá hiệu quả là: kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT và PPH giúp loại bỏ các búi trĩ một cách triệt để nhất, không gây nhiều đau đớn trong quá trình phẫu thuật.
Hai phương pháp trên đều có thể điều trị bệnh trĩ và một số bệnh lý tại vùng hậu môn- trực tràng khác như apxe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh thì người bệnh cần phải thực hiện đúng chế độ ăn uống, sinh hoạt sau:
Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ; nên ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày để tránh viêm nhiễm và dùng khăn sạch để lau khô hậu môn.
Khi đi đại tiện không nên rặn mạnh, ngồi quá lâu hoặc dùng điện thoại, đọc sách báo khi đi vệ sinh; nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Không dùng giấy để lau sau khi đi vệ sinh
Ăn nhiều các loại rau xanh như rau mồng tơi, rau đay, rau lang, rau diếp cá để bổ sung chất xơ để hạn chế táo bón; uống nhiều nước để giúp quá trình tiêu hóa, trao đổi chất trở nên dễ dàng hơn; tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
Tăng cường vận động nhẹ nhàng để giúp hệ tuần hoàn lhoạt động tốt nhất, hạn chế được tình trạng căng giãn mạch máu ở vùng hậu môn cũng như toàn bộ cơ thể.
Đối với những bệnh nhân có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu, đứng dậu đi lại 3-5 phút một lần sau mỗi tiếng làm việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?
Mong rằng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về hiện tượng sa búi trĩ ở người mắc bệnh trĩ. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bệnh nhân có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh trĩ.