Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ đơn giản chính xác nhất


Bệnh trĩ là một bệnh phổ đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn- trực tràng. Tuy bệnh trĩ không ảnh hưởng nhiều tới sức khẻo người bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Đặc biệt, nếu để tình trạng bệnh trở nặng thì nguy cơ bị biến chứng rất cao và rất khó điều trị. Vì thế nên phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Để nhận biết bệnh sớm là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh. Vậy dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ là gì và đối tượng nào có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao?

1. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ


- Ngồi lâu một chỗ
Theo các nghiên cứu, có tới 73% những người thường xuyên ngồi lâu khi làm việc mắc phải bệnh trĩ. Điều này cũng mắc phải rất nhiều ở các bạn trẻ hiện nay, nhất là khi các bạn sử dụng máy tính, xem tivi, chơi điện tử… Nguyên nhân là do việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, nó cũng khiến cho bệnh trĩ mắc phải sẽ nặng hơn.
Để phòng tránh căn bệnh này, các bạn nên dành ra 5 phút để thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc bằng cách đứng lên và vận động đi lại. Chỉ cần những hoạt động đơn giản như vươn vai nhẹ nhàng, đi lấy nước, vệ sinh… cũng có thể giúp chúng ta giảm được một nửa nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.
- Chế độ ăn uống gây hại
Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hay những đồ uống có cồn như rượu, bia là các đồ ăn có thể gây nóng, làm tắc nghẽn xoang hậu môn, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, táo bón kinh niên và nhất là bệnh trĩ. Trường hợp này càng dễ xảy ra ở những người có vấn đề về đường ruột nhưng vẫn thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên.
Để phòng tránh bệnh trĩ, ngoài việc hạn chế các thực phẩm có hại trên, các bạn cũng nên uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều trái cây tươi, rau xanh chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai… vào bữa ăn hàng ngày nhé!
- Đi vệ sinh chưa đúng cách
Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Các thói quen như đọc báo, chơi điện tử… khi đi tiêu sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, việc làm sạch không đúng cách sau khi đi tiêu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các chất thải không được làm sạch hoàn toàn có thể trở thành “mảnh đất” màu mỡ tạo nên bệnh trĩ. Vì thế, cách tốt nhất là dùng nước để làm sạch sau khi đi tiêu.
- Mắc bệnh táo bón kinh niên
Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài. Nó khiến cho áp lực trong ổ bụng, trực tràng và ống hậu môn tăng cao, khiến tĩnh mạch bị phình, giãn, gây nên trĩ. Đồng thời, chúng ta cũng có thể bị viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đi tiêu khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến trĩ.

Bài viết nên xem: 

2. Những biểu hiện của bệnh trĩ




Đau rát hậu môn: Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy. Trong và sau đại tiện cơn đau sẽ kéo dài thêm vài giờ đồng hồ nữa hoặc ở mức độ nặng hiện tượng này có thể kéo dài âm ỉ thường dai dẳng.
Đại tiện ra máu: Là dấu hiệu thứ hai gặp phải với các biểu hiện như xuất hiện máu dính trên phân, máu nhỏ giọt hoặc thành tia và đôi khi thấy máu dính trên giấy lau. Chảy máu ở những người bệnh trĩ kèm theo táo bón thường gặp khá phổ biến. Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà tình trạng đại tiện ra máu với số lượng và tần suất ít nhiều khác nhau. Hiện tượng chảy máu có khi còn xuất hiện khi vận động mạnh, ngồi ở tư thế xổm khi trĩ nội đã đến độ 3 hoặc 4.
- Sa búi trĩ: Ban đầu búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ
Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, bệnh trĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn…Không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh. Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.

 Chúng tôi khuyên bạn ngay khi phát hiện những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ trên thì nên sớm đến bác sĩ để có cách điều trị đúng đắn và phương thuốc điều trị trĩ phù hợp, đừng trì hoãn mà để bệnh trở nặng thêm, đến lúc đó “giặc trĩ” đeo bám dai dẳng thì lại càng khó điều trị hơn!


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Cách trị táo bón cho trẻ đơn giản tại nhà


Cách trị táo bón cho trẻ đơn giản tại nhà

Táo bón ở trẻ là tình trạng rất phổ biến. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng của bé không hợp lý. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé cũng như dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các mẹ khi thấy trẻ bị táo bón cần chữa ngay cho trẻ. Nếu tình trạng táo bón nhẹ, trẻ mới bị thì các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa táo bón cho trẻ ngay tại nhà dưới đây.

Bài tập nhẹ

·         Nếu trẻ bắt đầu bò, hãy khuyến khích trẻ làm một vài lần trong ngày.
·         Nếu trẻ đã bắt đầu đi bộ, hãy giúp trẻ đi bộ sau khi ăn.
Cùng với đó mẹ nên giúp bé tập thể dục nhẹ nhàng: Đặt trẻ ở tư thế nằm, giữ chân ở tư thế nửa cong, sau đó nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ như đang đạp xe đạp. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý tránh đặt trẻ nằm ngay sau ăn.

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng của trẻ là một phương thuốc tốt cho trẻ bị táo bón. Thêm vào đó, massage nhẹ nhàng giúp trẻ ngủ ngon. Cách masage như sau:
·         Đặt trẻ ở tư thế nằm.
·         Thoa một ít dầu ô liu hoặc dầu dừa lên bụng của trẻ.
·         Nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ trong 3 đến 4 phút.
·         Thực hiện vài lần trong suốt cả ngày, cho đến khi trẻ có thể đi tiêu.

Tắm nước ấm


·         Tắm nước ấm cũng là một cách giúp cơ thể trẻ thư giãn. Tắm cho trẻ trong bồn nước ấm trong khoảng 15 phút.
·         Sau đó, massage bụng cho trẻ trong khi lau khô người.

Bổ sung Probiotics

Trong một nghiên cứu năm 2014 xuất bản trên tạp chí Nhi khoa JAMA, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng Lactobacillus reuteri dự phòng trong 3 tháng đầu đời làm giảm các rối loạn dạ dày – ruột chức năng, cũng như táo bón, đau bụng dưới trẻ và trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, việc ứng dụng trên thực tế vẫn chưa thể hiện hiệu quả rõ rệt, nhất là với trường hợp trẻ đã bị táo bón rồi.

Bổ sung chất xơ thực vật cho trẻ từ rau quả

Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn là một trong những cách điều trị táo bón ở trẻ em mà nhiều mẹ áp dụng. Chất xơ thực vật từ rau củ quả giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Chất xơ thực vật có nhiều trong rau quả hằng ngày như: rau xanh, các loại hoa quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, vv.
Tuy nhiên việc bổ sung chất xơ thực vật cũng rất khó khăn đối với những trẻ lười ăn rau. Để có thể bổ sung chất xơ cho trẻ, bố và mẹ có thể cho trẻ làm vườn để kích thích tình yêu thiên nhiên, cùng trẻ vào bếp, kích thích thị giác cho trẻ bằng rau quả nhiều màu, cả nhà cùng nhau ăn rau hay sử dụng chế phẩm bổ sung chất xơ chiết xuất từ thực vật.
                   Bệnh trĩ ở trẻ em

Bổ sung chất lỏng

Đối với trẻ nhỏ, nước và sữa là những lựa chọn tuyệt vời để giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru. Điều này sẽ đảm bảo chuyển động ruột thường xuyên và giúp ngăn ngừa táo bón và đau do khí.
·         Với trẻ trong 6 tháng đầu, bú sữa mẹ đầy đủ là biện pháp cung cấp chất lỏng hiều quả nhất cho trẻ.
·         Với trẻ 6-12 tháng tuổi, ngoài bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, có thể bổ sung cho trẻ từ 60-120 ml nước mỗi ngày.

Nếu áp dụng các biện pháp chữa táo bón tại nhà mà không khỏi, các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh kéo dài.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ!








Top 10 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nên tránh


Bệnh trĩ không chỉ gây những khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống mà còn khiến cho người bệnh có khả năng mắc phải những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. Nguyên nhân bệnh trĩ bệnh phổ biến nhất hiện nay chủ yếu do những thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học, hợp lý tạo điều kiện phát triển bệnh trĩ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ 10 nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị.

10 nguyên nhân bị trĩ được các chuyên gia cho là phổ biến nhất là:

Những thói quen trong sinh hoạt tưởng vô hại nhưng đó lại là nguyên nhân bệnh trĩ hình thành trong cơ thể chúng ta. Gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh.

Căng thẳng

Khi đi đại tiện tâm lý bị căng thẳng sẽ khiến não sản sinh ra một chất gây ức chế lên tất cả các bộ phận của cơ thể. Chất đó làm cho bạn mệt mỏi, chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động kém, các cơ vùng hậu môn cũng bị giãn ra nhiều đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.


           Căng thẳng, áp lực công việc hay cuộc sống gây ra bệnh trĩ

Táo bón lâu ngày

Những người bị táo bón hay tiêu chảy lâu ngày phải đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày. Và khi đi đại tiện thì áp lực dồn xuống vùng trực tràng hậu môn lớn khiến cho vùng da xung quanh hậu môn bị tổn thương và hình thành các búi trĩ. Nguyên nhân bệnh trĩ liên quan đến đường ruột chiếm đến 85%.

Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ

Một số người có thói quen dùng giấy để lau vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện. Nhưng đây là cách làm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào nhất bởi vệ sinh bằng giấy thường không hết được phân sau khi đi đại tiện. Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ làm hậu môn bị đau rát, sưng phồng và bị viêm nhiễm. Nếu khống được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân bị trĩ mà nhiều người không ngờ tới.

Lười vận động

Khi cơ thể không được vận động thường xuyên thì máu sẽ không được lưu thông một cách tuần hoàn. Các cơ trên cơ thể hoạt động cũng kém linh hoạt hơn.Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

Ngồi lâu một chỗ là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở giới trẻ ngày càng tăng

Thiếu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Những người bị thiếu chất xơ thì nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Do không cung cấp đủ rau xanh và trái cây cần thiết nên rất dễ bị táo bón – nguyên nhân bệnh trĩ. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ngăn ngừa bệnh tật liên quan đến tiêu hóa.

Uống nước ít

Nước rất cần thiết cho cơ thể con người 80% cơ thể là nước. Vì vậy nên uống thật nhiều được để cơ thể luôn khỏe mạnh và bài tiết được những chất độc hại ra bên ngoài. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ . Đây là nguyên nhân bị trĩ ở mọi độ tuổi.

                 Nước luôn luôn là liều thuốc tốt cho sức khỏe

Viêm phế quản mãn tính

Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản lâu ngày gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu cũng là nguyên nhân bị trĩ mà rất ít người biết được.

Người mắc bệnh xơ gan

Những người bị bệnh gan thì các tĩnh mạch bị giãn ra do việc cung cấp máu vùng ở vùng trực tràng không được tốt. Đây là một nguyên nhân bị trĩ khiến cho các búi trĩ bị sa ra bên ngoài không thể tự co lại vào bên trong hậu môn.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Khi mang thai tử cung người mẹ mở rộng ra đặc biệt những tháng cuối, thai kỳ có trọng lượng lớn nên gây áp lực dồn xuống vùng xương chậu và vùng hậu môn nhiều hơn. Các tĩnh mạch bị chèn ép quá nhiều sẽ hình thành các búi trĩ gây nên bệnh trĩ ở bà bầu.
Sau khi sinh phụ nữ có chế độ ăn uống kiêng khem không đủ chất dinh dưỡng, ăn ít thực phẩm có chứa chất xơ nên cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh. Kết hợp với thói quen sinh hoạt thường xuyên phải ngồi nhiều một chỗ và ít vận động nên mang sau khi sinh em bé là nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến nhất ở phụ nữ.

Tuổi cao

Những người bước sang độ tuổi trung niên và người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh trĩ. Do hoạt động của hệ tiêu hóa kém dần, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.
Bài viết trên chia sẻ với bạn đọc về 10 nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến nhất. Từ đó các bạn có những phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt để nguyên nhân bị trĩ dần biến mất. 

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Dấu hiệu và các chữa bệnh trĩ ở trẻ em nhanh nhất


Nhiều người tưởng rằng trẻ em không thể mắc bệnh trĩ nhưng sự thực thì không phải như vậy. Thực tế cho thấy, bệnh trĩ ở trẻ em ngày càng được gia tăng trong những năm gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất cho các bé. Cha mẹ nên đọc để biết cách phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả cho các em nhỏ.

Vì sao bệnh trĩ ở trẻ em lại có chiều hướng gia tăng

Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân đa phần là do chế độ ăn uống không hợp lý và vệ sinh cá nhân kém. Trong giai đoạn phát triển cơ hậu môn của trẻ em vẫn còn tương đối yếu. Liên hệ giữa hậu môn và trực tràng yếu nên trực tràng dễ bị di động lên phía trên. Khi đi cầu nếu để trẻ ngồi bô quá lâu sẽ gây áp lực nên bụng, khi đó trực tràng bị áp xuống khiến cho nó dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột dẫn đến bệnh trĩ.

Du hiu nhn biết bnh trĩ tr em
Trẻ con thường thích ăn thịt hơn là ăn rau nên những nguyên nhân này cũng gây ra bệnh. Nên bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ, từ đó giúp chúng phòng được bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

  • Có cảm giác ngứa và rát ở hậu môn
  • Đau rát vùng hậu môn
  • Xuất hiện cả máu và phân khi đi đại tiện.
  • Nếu như mắc chứng bệnh táo bón thì bệnh sẽ trở nặng hơn
Xem thêm: 

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em đơn giản nhất


Khi thấy con bạn có những triệu chứng trên thì nên cho con đi khám để có kêt quả. Nếu như bị trĩ cũng nên biết những nguyên nhân gây bệnh để điều trị sao cho hiệu quả nhất. Cha mẹ nên lưu ý trường hợp bnh trĩ ngoi tr em đi đại tiện ra máu, đây là biểu hiện có nguy cơ bị trĩ rất cao. Khi đó cần thực hiện những biện pháp như sau: sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách điu tr bnh trĩ tr em hiu qu nht
Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, nên cho bé ăn nhiều loại rau củ có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Tránh được tình trạng bị táo bón. Từ đó chữa bệnh trĩ được hiệu quả nhất.
Tạo cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, nên đi 1 ngày 1 lần để tránh nguy cơ bệnh trĩ.
Trĩ tr em không thể xem nhẹ. Vì thế mà khi có những triệu chứng của bệnh các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín ngay để có những cách chữa trị sao cho hiệu quả nhất và nên chữa dứt điểm trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Trên đây đã nói rất rõ những điều kiện, nguyên nhân và những phương pháp trị bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả. Các bạn nên đọc, áp dụng nó nếu như con mình có những biểu hiện như vậy. Qua đó cũng là những phương pháp giúp phòng tránh cho trẻ em làm giảm nguy cơ mắc bệnh.


Bệnh trĩ và cách chữa bệnh trĩ


Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh tạo thành do đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn ra quá mức.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ


Để nhận biết bệnh trĩ không phải là điều khó khăn, chỉ cần chú ý 1 chút chúng ta có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở khu vực hậu môn, cụ thể:
– Khi bị trĩ người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn trong mỗi lần đại tiện.
– Cảm giác đại tiện khó, khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết
– Có thể thấy máu dính kèm theo giấy vệ sinh hoặc phân
– Có cảm giác ngừa ngáy, cộm ở hậu môn
– Hậu môn bị sưng có búi trĩ lòi ra. Ở những người bị trĩ giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài mà không thể tự co lên được từ đó gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ

1.Thói quen ăn uống

Ít ai có thể ngờ rằng việc ăn uống hàng ngày cũng là 1 trong những nguyên nhân châm ngòi cho căn bệnh trĩ được đà tiến triển. Vì vậy nhiều người cứ ăn uống thoải mái mà không biết rằng bị bệnh trĩ hỏi thăm bất cứ lúc nào.
Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng táo bón. Khi bị táo bón sẽ cần dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi.
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những dẫn đến những bệnh về da mà còn gây ra những căn bệnh về tiêu hóa, lâu dần hình thành nên bệnh trĩ .

2.Thói quen sinh hoạt

Lười vận động: Ngồi lì 1 chỗ, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết không được lưu thông, gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến tính chất công việc. Có thể kể đến một số ngành nghề như: nghề may, nhân viên văn phòng, lái xe, …

Nhịn đại tiện: Đây là 1 thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ, theo Y học hiện đại bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Bệnh trĩ nội không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều biến chứng: viêm nhiễm, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,…
Trĩ hỗn hợp là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp là đại tiện ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu…

Xem thêm

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Điều trị trĩ có 2 hướng: nội khoa và ngoại khoa

1, nội khoa

Phương pháp nội khoa thường áp dụng điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, trĩ cấp độ 1, độ 2
-  Điều trị bằng các bài thuốc dân gian ngay tại nhà như chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý, quả đu đu, lá diếp cá,...
- Thuốc điều trị trĩ thường được dùng dưới dạng uống và bôi trực tiếp và hậu môn nhằm làm giảm và biến mất các triệu trứng bệnh trĩ. Thuốc thường có nguồn gốc Đông Tây y và có tác dụng chậm nên bạn cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc chữa trĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

2, Thủ thuật ngoại khoa

Khi bệnh trĩ trở năng thì sử dụng thuốc không có nhiều tác dụng nữa, lúc này, người bệnh phải áp dụng phương pháp ngoại khoa để chữa bệnh
- Tuỳ mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật HCPT và PPH . Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao hơn so với cắt trĩ thông thường.
Bệnh nhân mắc trĩ tuyệt đối không được đến các cơ sở nhỏ lẻ, mất vệ sinh để cắt trĩ kiểu gia truyền, dân gian không có uy tín và không được cấp phép. Hãy đến các cơ sở y tể có uy tín để khám và chữa bệnh.

Đặc biệt nên nhớ, trĩ có gây khó chịu cũng chính do ta "rước về" bằng lối sống thiếu khoa học và để tiễn bệnh đi thì cách hiệu quả nhất là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý.