Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Bệnh trĩ và cách chữa bệnh trĩ


Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh tạo thành do đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn ra quá mức.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ


Để nhận biết bệnh trĩ không phải là điều khó khăn, chỉ cần chú ý 1 chút chúng ta có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở khu vực hậu môn, cụ thể:
– Khi bị trĩ người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn trong mỗi lần đại tiện.
– Cảm giác đại tiện khó, khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết
– Có thể thấy máu dính kèm theo giấy vệ sinh hoặc phân
– Có cảm giác ngừa ngáy, cộm ở hậu môn
– Hậu môn bị sưng có búi trĩ lòi ra. Ở những người bị trĩ giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài mà không thể tự co lên được từ đó gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ

1.Thói quen ăn uống

Ít ai có thể ngờ rằng việc ăn uống hàng ngày cũng là 1 trong những nguyên nhân châm ngòi cho căn bệnh trĩ được đà tiến triển. Vì vậy nhiều người cứ ăn uống thoải mái mà không biết rằng bị bệnh trĩ hỏi thăm bất cứ lúc nào.
Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng táo bón. Khi bị táo bón sẽ cần dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi.
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những dẫn đến những bệnh về da mà còn gây ra những căn bệnh về tiêu hóa, lâu dần hình thành nên bệnh trĩ .

2.Thói quen sinh hoạt

Lười vận động: Ngồi lì 1 chỗ, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết không được lưu thông, gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến tính chất công việc. Có thể kể đến một số ngành nghề như: nghề may, nhân viên văn phòng, lái xe, …

Nhịn đại tiện: Đây là 1 thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ, theo Y học hiện đại bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Bệnh trĩ nội không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều biến chứng: viêm nhiễm, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,…
Trĩ hỗn hợp là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp là đại tiện ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu…

Xem thêm

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Điều trị trĩ có 2 hướng: nội khoa và ngoại khoa

1, nội khoa

Phương pháp nội khoa thường áp dụng điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, trĩ cấp độ 1, độ 2
-  Điều trị bằng các bài thuốc dân gian ngay tại nhà như chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý, quả đu đu, lá diếp cá,...
- Thuốc điều trị trĩ thường được dùng dưới dạng uống và bôi trực tiếp và hậu môn nhằm làm giảm và biến mất các triệu trứng bệnh trĩ. Thuốc thường có nguồn gốc Đông Tây y và có tác dụng chậm nên bạn cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc chữa trĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

2, Thủ thuật ngoại khoa

Khi bệnh trĩ trở năng thì sử dụng thuốc không có nhiều tác dụng nữa, lúc này, người bệnh phải áp dụng phương pháp ngoại khoa để chữa bệnh
- Tuỳ mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật HCPT và PPH . Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao hơn so với cắt trĩ thông thường.
Bệnh nhân mắc trĩ tuyệt đối không được đến các cơ sở nhỏ lẻ, mất vệ sinh để cắt trĩ kiểu gia truyền, dân gian không có uy tín và không được cấp phép. Hãy đến các cơ sở y tể có uy tín để khám và chữa bệnh.

Đặc biệt nên nhớ, trĩ có gây khó chịu cũng chính do ta "rước về" bằng lối sống thiếu khoa học và để tiễn bệnh đi thì cách hiệu quả nhất là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét