Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Dấu hiệu mắc bệnh trĩ hỗn hợp và cách phòng tránh hiệu quả

Hiện nay, bệnh trĩ đứng đầu về sự nguy hiểm trong số các bệnh lý về vùng hậu môn – trực tràng. Trĩ hỗn hợp là một trong ba loại trĩ và được đánh giá là loại trĩ phức tạp và nguy hiểm hơn cả. Vậy trĩ hỗn hợp hình thành là do nguyên nhân nào và dấu hiệu của bệnh được thể hiện ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này.


Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh xuất hiện cả hai búi trĩ nội và búi trĩ ngoại trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn. Các búi trĩ này sa hẳn ra ngoài, xuất hiện hiên tượng chảy máu và có dịch nhầy ở hậu môn.
Bệnh trĩ hỗn hợp rất dễ xảy ra với những người hay có công việc ngồi hay đứng một chỗ quá lâu. Đặc biệt với những người hay ăn nhiều đồ ăn cay nóng mà không ăn rau, uống ít nước và tình trạng táo bón thường xuyên kết hợp với rặn mạnh.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trĩ hỗn hợp?
- Do tình trạng táo bón kéo dài: Những người bị táo bón khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn. khi rặn thì áp lực lên ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra trĩ, sau một thời gian các búi trĩ này phát triển to lên và bị sa ra ngoài.
- Tăng áp lực vùng hậu môn: Quá trình tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng nhọc, bệnh nhân ho nhiều khiến cho áp lực ổ bụng liên tục tăng lên và máu tĩnh mạch ở hậu môn bị cản trở về hệ thống tuần hoàn chung.
- Do thói quen sinh hoạt không khoa học như đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, sử dụng nhiều loại đồ uống có chất kích thích,… cũng khiến hình thành trĩ hỗn hợp.

Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp



Người mắc trĩ hỗn hợp thường có những dấu hiệu cần cảnh giác như sau:


  • Chảy máu hậu mônVới trĩ hỗn hợp giai đoạn đầu máu chỉ thấy khi nhìn trên giấy vệ sinh và thường chảy ra rất ít. Tuy nhiên, càng về sau máu chảy ra ngày càng nhiều, nhỏ giọt và không chỉ chảy máu mỗi khi đại tiện, máu chảy cả những khi đứng hay ngồi, làm việc nặng nhọc. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy yếu do bị thiếu máu trầm trọng.
  • Sa búi trĩ: Trĩ hỗn hợp sẽ bao gồm các búi trĩ ở trong và ngoài ống hậu môn khi áp lực tăng lên sẽ bị sa ra ngoài. Ở giai đoạn nhẹ thì búi trĩ có thể tự thụt vào được nhưng khi bệnh chuyển nặng khiến các búi trĩ không thể tự co lên mà phải có tác động từ ngoài để đẩy nó vào.
  • Ngoài hai dấu hiệu trên thì người bệnh còn có những triệu chứng như đi tiểu khó, cảm thấy đau rát, ngứa hậu môn,…
Xem thêm:
Cách phòng tránh trĩ hỗn hợp
Để đẩy lùi bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng, bạn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học. Theo các chuyên gia, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa trĩ rất hiệu quả.
Chế độ ăn uống
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ và những dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
  • Uống nước đầy đủ. Một người mỗi ngày cần uống 1.5 đến 2 lít nước để đảm bảo lượng nước cung cấp cho toàn bộ cơ thể.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất kích thích,…
Chế độ sinh hoạt
  • Tạo thói quen đi đại tiện trong một khung giờ cố định trong ngày. Khi đi đại tiện không được rặn mạnh để tránh tạp áp lực lên vùng hậu môn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và đúng cách
  • Tích cực tập những môn thể thao lành mạnh và luyện tập ở mức độ vừa phải. Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
  • Nghỉ ngơi có điều độ, hạn chế thức quá khuya, tránh để cơ thể vào trạng thái mệt mỏi.


Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh trĩ hỗn hợp cũng như nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ có những cách phòng tránh bệnh cho riêng mình.
Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc khác, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn. Bạn có thể đến phòng khám Thái Hà hoặc truy cập phong kham tri thai ha để nhận sự tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ tại phòng khám.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét