Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Đại tiện ra máu: nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả


Đại tiện ra máu là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên do người bệnh không để ý những giai đoạn đầu và dấu hiệu bệnh cũng không thực sự rõ ràng nên rất khó có thể phát hiện.
Đi cầu ra máu hay còn gọi đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn bị chảy máu sau phân hoặc cùng lúc với phân. Máu chảy ra có màu đỏ tươi hoặc có màu đen sẫm tùy vào bộ phận mắc bệnh chảy máu, lượng máu và thời gian đọng máu.

Nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu

Theo các bác sĩ, đại tiện ra máu có thể do nhiều nguyên nhân từ đơn giản như nóng trong người hoặc thân nhiệt tăng cao, ngoài ra người bệnh cũng không có thêm bất kỳ một hiện tượng gì khác kèm theo. Tuy nhiên, nếu như đại tiện ra máu kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột… thì rất có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Bệnh trĩ: Đại tiện ra máu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy khá ít và kín đáo, hầu như chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Về sau máu chảy nhiều thành giọt hay tia mỗi khi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động mạnh. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái, khiến người bệnh lo lắng khi máu chảy ngày càng nhiều gây ra hiện tượng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ ngất xỉu, choáng váng...
Nứt kẽ  hậu môn:  Thường do mãn tính lâu ngày gây ra. Bề mặt ống hậu môn xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc, ban đầu các vết nứt khá nhỏ, nếu tình trạng táo bón chấm dứt vết nứt có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm chứng táo bón, mỗi lần đại tiện vết nứt lại bị căng giãn mạnh khiến chúng ngày càng nứt to hơn. Nứt kẽ hậu môn gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh kèm theo đau rát và chảy máu hậu môn.
Polyp đại tràng, trực tràng: Biểu hiện rõ nhất của polyp đại tràng, polyp hậu môn, trực tràng đại tiện ra máu tươi số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Nếu polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Máu chảy nhiều mỗi khi đại tiện nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến thiếu máu nặng.
Xuất huyết đường tiêu hóa: Các dạng xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, xuất huyết ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tá tràng...đều gây đại tiện ra máu kèm theo mùi khó chịu đặc trưng.
Viêm loét đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng gây chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Một số trường hợp còn bị sốt và đau bụng dưới dữ dội.
Táo bón mãn tính: Táo bón mãn tính chính là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng. Khi bị táo bón, do kích thước phân lớn và cứng, ống hậu môn phải căng giãn hết mức, lâu dần bị nứt ra gây chảy máu, đau rát mỗi lần đại tiện.
Có thể bạn quan tâm:

Cách xử lý tại nhà khi bị đại tiện ra máu


- Tập thói quen đi cầu vào một giờ cố định, tốt nhất là nên đi vào buổi sáng. Khi đi cầu không được ngồi quá lâu, không kết hợp đọc báo hay lướt web khi đi cầu.
- Chú ý chế độ ăn uống: Kiêng những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, những đồ ăn nhanh, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê… tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc..những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa.
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, đặc biệt bạn không nên thức khuya.
- Luôn giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, có tính thấm hút cao.

Phòng tránh bệnh trĩ

Để giúp phòng tránh đại tiện ra máu các chuyên gia của chúng tôi cũng xin lưu ý một số vấn đề cho bạn như sau:
 + Nên ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc một cách khoa học, tránh thức khuya hay làm việc quá sức, tránh ăn những thức ăn cay nóng, không nên uống nhiều rượu, bia…
+ Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp với thể trạng như: chạy bộ, bơi lội… sẽ rất tốt.
+ Không nên nhịn đại tiện bởi có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Trên đây là những thông tin được các bác sĩ tại Phòng Khám Thái Hà chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu là gì? Hy vọng với những thông tin trên, bạn Thanh đã có những kiến thức bổ ích để giúp bảo vệ sức khỏe cho chính mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét