Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh trĩ ngoại


Trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Bệnh này phát triển là do chùm tĩnh mạch bên ngoài bị giãn gây ra. Biểu hiện ngoài của trĩ ngoại được bao phủ bởi một lớp da, có thể cảm nhận và nhìn thấy được. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng tắc nghẹt, gây phù nề và búi trĩ không thể tự động tụt vào bên trong.


Béo phì

Trên thực tế, bên cạnh phá hủy ngoại hình, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, đột quỵ, người bị dư cân béo phì còn phải chịu đau khổ vì trĩ, trong đó đáng sợ nhất bệnh trĩ ngoại. Lý dó dẫn đến đều này vô cùng đơn giản và dễ hiểu: cân nặng quá khổ sẽ gây áp lực lên thân dưới và chèn ép lớp tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bạn dư cân, hãy nghiêm túc lên kế hoạch giảm cân bởi chỉ có như vậy thì nhan sắc và sức khỏe mới được cải thiện toàn diện.

Nhịn đại tiện

Bên cạnh thói quen đi đại tiện quá lâu, việc nhịn đại tiện cũng rất dễ dẫn đến bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nói chung. Chờ đợi và nín nhịn sẽ khiến phân lưu lại nhiều trong trực tràng đồng thời trở nên khô cứng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vốn đã suy yếu, dễ gây bệnh. Đó là chưa kể đến khi đại tiện thì cần phải gắng sức rặn gây nứt kẽ ống hậu môn, chảy máu…
Do đó, khi nào cần đại tiện thì bạn phải đi ngay đừng chần chừ. Tốt nhất là nên xây dựng thói quen đi đại tiện vào một thời gian cố định trong ngày như sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc ngay khi ngủ dậy vào buổi sáng chẳng hạn.

Mắc bệnh trĩ ngoại do thói quen ngồi lâu khi đi vệ sinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại là do đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị phình quá mức dẫn tới viêm, sưng hoặc chảy máu. Trong đó, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên thân dưới, gây phình tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Ngoài ra, dù không thể đi được, bạn cũng nên dừng lại và thử ở lần sau chứ đừng cố rặn.

Chế độ ăn thiếu hợp lý


Khảo sát thực tế cho thấy, chính thói quen ăn uống nghèo nàn chất xơ, không thích ăn rau và uống ít nước cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến táo bón, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.  Do đó, nếu có thói quen không thích ăn rau và trái cây, bạn nên từ bỏ và tập ăn rau dần dần sao cho đảm bảo cung cấp đủ 25-30gr chất xơ/ngày đồng thời uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày để bệnh trĩ không có cơ hội ghé thăm. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ chiên xào cũng khiến cho dạ dày và đường ruột bị tổn thương, gây ra nhiều bệnh về hệ tiêu hoá, trong đó có bệnh trĩ.

Táo bón kéo dài

Nhắc đến các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại, chắc hẳn không thể bỏ qua táo bón. Bởi trên thực tế, táo bón khiến phân khô cứng, khó tống ra ngoài dẫn đến việc phải rặn quá nhiều làm rách và chảy máu hậu môn khi đại tiện chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại phổ biến. Việc rặn mạnh và nhiều sẽ làm tăng sức ép xuống vùng bụng dưới làm lớp tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn phì đại quá mức và nếu tình trạng này lặp đi lăp lại nhiều lần, lâu dần vùng tĩnh mạch bị phình sẽ dãn ra, co cụm lại và hình thành các búi trĩ.
Bài viết xem thêm:

Ngồi hay đứng nhiều và quá lâu đều gây bệnh trĩ ngoại

Thói quen ngồi hay đứng nhiều và quá lâu, ngồi trên bề mặt cứng, gồ ghề cũng được xem là một trong số các nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp. Sở dĩ có điều này là vì việc ngồi/đứng nhiều sẽ gây áp lực xuống thân dưới, làm giảm lưu lượng máu khiến các tĩnh mạch ở trực tràng và mạch máu xung quanh hậu môn bị căng, dãn thường xuyên dần dần tạo thành búi trĩ, gây đau đớn khi đại tiện, thậm chí là chảy máu.
Do đó, để phòng tránh bệnh trĩ, tránh ngồi hay đứng quá lâu và phải vận động, tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày.

Người già và phụ nữ mang thai

Người già
Nguyên nhân bệnh trĩ ở người cao tuổi:  Ở người cao tuổi hoạt động của cơ quan tiêu hóa kém dần, các cơ và cơ vòng dọc theo ống hậu môn bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi gây nên tình trạng táo bón liên tục. Lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ có thai cũng là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ do theo giai đoạn phát triển của thai, càng về cuối thai kỳ, áp lực xuống thân dưới càng nhiều, tử cung của phụ nữ càng chèn ép tĩnh mạch gây cản trở việc lưu thông máu. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ, chị em phụ nữ đang mang thai nên thường xuyên đi lại và cứ sau 4-6 giờ nên nằm nghiêng sang trái khoảng 20 phút để giảm áp lực lên tĩnh mạch ở thân dưới.
 Trên đây là các nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại. Hãy luôn cân nhắc và chú ý tráng xa những nguyên nhân gây bệnh trên để bệnh trĩ không bao giờ "ghé thăm".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét