Bệnh trĩ chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn phát triển của bệnh trĩ. Trĩ ở giai đoạn đầu là bệnh trĩ cấp độ 1, 2. Khi bước sang giai đoạn nặng thì bệnh trĩ sẽ vô cùng khó chữa, thường thì phải phẫu thuật cắt búi trĩ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Theo bác sĩ thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên đứng nhiều hay ngồi lâu một chỗ, ít vận động lao động quá sức…, đặc biệt là những người làm việc trong văn phòng. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh trĩ còn do các bệnh đường tiêu hóa gây ra như:
- Bị táo bón lâu ngày, điều trị bệnh không dứt điểm.
- Do bị chèn ép, gây áp lực lên vùng hậu môn.
- Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Vùng hậu môn co thắt bị thoái hóa hoặc nhão, tình trạng này thường gặp ở những người cao tuổi.
Biểu hiện chung của bệnh trĩ giai đoạn đầu
Chảy máu khi đi đại tiện: Đại tiện kèm theo máu tươi lẫn vào phân hoặc người bệnh có thể thấy máu ở giấy vệ sinh. Đôi khi, xuất hiện cảm giác đau rát khi rặn mạnh.Ngứa ngáy hậu môn: Đặc biệt khi búi trĩ phát triển gây kích thích và cảm giác ngứa ngáy hậu môn rất khó chịu.
Đau và sưng hậu môn: Cảm giác sưng tấy và đau hậu môn có thể gặp ở người bệnh trĩ nội độ 1 do hiện tượng giãn phình đám rối tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
Tiết dịch nhầy: Người bị bệnh trĩ nội độ 1 có thể phát hiện thấy vùng hậu môn có tiết nhiều các dịch nhầy, chất dịch này có thể chảy ra kèm theo phân khi người bệnh đi đại tiện.
Chúng ta không nên chủ quan trước các triệu chứng bệnh trĩ ngay cả ở cấp độ 1. Vì những triệu chứng này sẽ nhanh chóng nặng hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bệnh trĩ giai đoạn đầu có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của bệnh trĩ ở giai đoạn này gây ra khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, sợ hãi mỗi khi đi cầu, ngứa ngáy, đau rát không thể tập trung vào công việc. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng máu chảy mỗi khi đi đại tiện có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu, người bệnh trở nên xanh xao mệt mỏi.Mặc dù, bệnh trĩ nội độ 1 đang ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này đòi hỏi người bệnh phải can thiệp điều trị bệnh trĩ độ 1 kịp thời trước khi chúng phát triển thành các mức độ nặng nề hơn.
Cách chữa trị bệnh trĩ giai đoạn đầu
Bệnh trĩ giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh nhẹ và có thể khắc phục bằng các biện pháp đơn giản kết hợp với phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Ở giai đoạn này chưa cần đến các phương pháp phẫu thuật, điều trị bệnh trĩ và chủ yếu thực hiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh trĩ không cần dùng thuốc mà chúng tôi đề nghị bên dưới.
Phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Trong dân gian có rất nhiều cách khác nhau giúp bệnh nhân bị trĩ có thể nhanh chóng hồi phục hoàn toàn. Có thể kể đến nhiều cách như dùng rau diếp cá, đu đủ xanh, hoa thiên lý, ngâm nước ấm, … Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể một số cách cho bạn tham khảo.
☆ Dùng rau diếp cá:
Nhờ tính sát khuẩn, kháng viêm tốt mà nhiều người tin rằng nguyên liệu này sẽ nhanh chóng đánh bại bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Đặc biệt hơn, đây được xem là cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu rất công hiệu.
Sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Sử dụng rau diếp cá như một cách chữa bệnh trĩ hiệu quả từ dân gian
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 nắm rau diếp cá tươi (gồm lá và thân) đem rửa thật sạch và giã nát với vài hạt muối. Sau đó, rửa sạch hậu môn và đắp thuốc trong khoảng 20 phút. Nhờ đặc tính trên mà bạn sẽ thấy hậu môn không còn bị ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, bạn có thê ăn sống rau diếp cá với các loại rau khác cũng như nấu nước để xông hậu môn.
☆ Dùng lá thiên lý:
Tương tự với rau diếp cá, bạn cũng có thể bào chế thuốc đắp từ lá thiên lý tương tự như cách trên. Bên cạnh đó, hãy dùng lá thiên lý để nấu thành các món ăn tẩm bổ cho cơ thể vì lá thiên lý có nhiều chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn. Đây cũng là cách điều trị bệnh trĩ tại nhà đang được áp dụng khá phổ biến.
2. Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt
Ngoài áp dụng cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược thiên nhiên thì bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng thói quen sinh hoạt hàng ngày.
☆ Về ăn uống:
Nếu vẫn còn thói quen ăn nhiều thịt cá, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống các loại nước có cồn hoặc chất kích thích thì hãy bỏ ngay. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, củ, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc, .. vì đây là những thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh trĩ không tiến triển thêm.
☆ Về sinh hoạt, làm việc
Trong công việc nên hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, không mang vác các đồ vật nặng quá sức. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì khoảng 15 – 20 phút thì bạn hãy vận động nhẹ để giảm áp lực cho hậu môn. Đối với những công việc bốc, mang vác đồ vật nặng thì nên nhờ người giúp đỡ.
thay đổi thói quen sống để điều trị bệnh trĩ
Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ khắc phục bệnh trĩ
Bạn cũng nên cân bằng hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Không nên suy nghĩ quá nhiều sẽ dẫn đến căng thẳng dây thần kinh, tinh thần giảm sút.
Cuối cùng, bạn nên dành thêm thời gian để vận động cơ thể. Thay vì dành thời gian để lướt facebook, xem phim thì hãy tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho bản thân. Mỗi ngày bạn nên dành 45 – 60 phút để luyện tập những bài phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, chạy chậm, tập yoga…
Xem thêm: Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
3. Uống thuốc điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu
Một số người phải nhờ đến các thuốc chữa bệnh trĩ thì mới có thể khỏi bệnh được. Hầu hết người bệnh thường được kê những loại thuốc tây dạng uống, bôi với tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng.
Để biết loại thuốc nào phù hợp với tình trạng bệnh thì bạn nên đi khám bác sĩ trước. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn cách sử dụng đúng để cho hiệu quả tốt. Người bệnh tuyệt đối không được mua thuốc về dùng khi chưa có sự đồng ý của người có chuyên môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét