Chữa bệnh trĩ bằng cách dùng thuốc bôi trĩ là một trong những cách làm đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Thông thường thì người bệnh sẽ mua thuốc tại các cửa hàng thuốc mà không qua hướng dẫn của bác sĩ. Vậy dùng thuốc bôi trĩ như vậy có thực sự tốt không? Và bệnh có khỏi được dứt điểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến hiện này. Bệnh được chia ra làm 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: nằm dưới niêm mạc hậu môn, ở phía trên đường lược. Bao bọc chung quanh trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược. Về sau to dần ra, mô nâng đỡ và dây chằng chùng ra, làm cho búi trĩ sa xuống.
- Trĩ ngoại: được hình thành do giãn quá mức đám rỗi tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da, xung quanh lỗ hậu môn. Trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da.
- Trĩ hỗn hợp: Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
Thuốc bôi trĩ được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa hậu môn- trực tràng, thuốc bôi trĩ được sử dụng hiệu quả nhất khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ: trĩ cấp độ 1, cấp độ 2. Đây là giai đoạn búi trĩ chưa phát triển nhiều, có thể sử dụng phương pháp nội khoa, tức là sử dụng thuốc để điều trị.
Có 3 loại thuốc trong điều trị bệnh trĩ:
-Thuốc bôi trĩ: Thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, khiến các búi trĩ teo nhỏ; phòng chống viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng.
-Thuốc uống: Hỗ trợ điều trị quá trình tiêu hóa diễn ra trôi chảy hơn, thường chiết xuất từ thảo dược.
- Thuốc đặt: hỗ trợ chữa các mô bị tổn thương, giảm đau rát, ngứa ngáy, tránh viêm nhiễm, khử trùng.
Trong ba loại thuốc điều trị bệnh trĩ, mỗi loại thuốc có những đặc điểm riêng như: thuốc bôi thường có hiệu quả cao nhất trong điều trị trĩ ngoại độ nhẹ, thuốc đặt phù hợp với việc chữa bệnh trĩ nội nhẹ.
Thuốc bôi trĩ có thực sự tốt không?
Bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ cho biết, thuốc bôi trĩ chỉ có hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhân mắc trĩ nhẹ, cấp độ bệnh trĩ là bệnh trĩ cấp độ 1 và 2. Lúc này, các búi trĩ mới xuất hiện và hoàn toàn có thể co lại sau một thời gian ngắn dùng thuốc bôi.
Ở mức độ này, thuốc bôi trĩ thực sự có hiệu quả, nó có khả năng giảm cảm giác đau nhức và khó chịu ở vùng hậu môn, vùng niêm mạc hậu môn vốn ngứa ngáy khó chịu sẽ hết.
Ngoài ra, người bị bệnh trĩ nhẹ mà kèm theo nứt kẽ hậu môn thì sau một thời gian dùng thuốc bôi trĩ sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo ở các tế bào biểu mô hậu môn, hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa ở khu vực hậu môn nhanh lành.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4 với các búi trĩ đã sa ra ngoài ở mức độ trầm trọng, đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm thì việc dùng thuốc dường như không còn đạt hiệu quả nhiều. Bệnh nhân buộc phải đến cơ sở y tế, phòng khám trĩ để tiến hành khám và có hướng điều trị phù hợp.
Bài viết nên xem:
Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ.
Bệnh nhân dùng thuốc bôi trĩ ngoại cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tùy tiện ra hiệu mua thuốc về điều trị tại nhà, gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm, nấm ngứa ở khu vực hậu môn sau khi tùy tiện sử dụng thuốc bôi trĩ ngoại là không hề hiếm gặp.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên lạm dụng thuốc bôi trĩ để điều trị bệnh trĩ ngoại trong bất cứ trường hợp nào. Thuốc chữa bệnh trĩ chỉ là một trong những cách điều trị bệnh trĩ . Trong trường hợp bệnh nhân muốn chữa khỏi trĩ nhanh chóng và hiệu quả hơn thì có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị bệnh cụ thể, chính xác nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét