Bệnh trĩ nội là căn bệnh
phổ biến, không còn quá xa lạ với mọi người. Bất kỳ ai, đối tượng nào cũng có
nguy cơ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội thường tập cao hơn ở những
người có tính chất công việc ngồi lâu hoặc đứng lâu, phụ nữ mang thai và người
già. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội và cần chú ý những gì khi đã bị
bệnh trĩ nội?
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội hình thành là do các tĩnh mạch vùng hậu môn trực
tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược.
Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất
nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa
này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Nguyên nhân bị bệnh trĩ nội
Nguyên nhân mắc bệnh
trĩ nội xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như do sinh hoạt, ăn uống, do cơ địa,..
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội:
- Bị trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
- Bị trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
- Bị trĩ nội do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều,…
- Bị trĩ nội do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
- Bị trĩ nội do hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
·
Thêm vào đó, những lý do như thường
xuyên nhịn đi vệ sinh dẫn đến bệnh trĩ nội xảy ra nhiều trong giới trẻ hiện nay,
do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…theo các thống kê tỉ lệ bệnh
nhân mắc bệnh trĩ nội ngày càng gia tăng.
Các giai đoạn phát triển và triệu chứng của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội phát triển
qua 4 giai đoạn từ trĩ nội cấp độ 1 đến trĩ nội cấp độ 4. ở mỗi giai đoạn, mỗi
cấp độ lại có những triệu chứng khác nhau.
- Trĩ nội cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, búi trĩ chưa hình thành nên không ảnh hưởng nhiều đến việc đại tiện. Vùng hậu môn có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy và khó chịu và thường xuyên đại tiện ra máu. Nếu không được điều trị thì sẽ phát triển sang trĩ nội cấp độ 2.
- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành, sưng phồng làm hẹp ống hậu môn khiến đại tiện khó khăn và đau đớn. Khi đại tiện, búi trĩ bị đẩy ra ngoài nhưng sau đó lại tự động co vào được.
- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ trong hậu môn sa ra ngoài mà không thể tự động co lại được, phải dùng tay ấn vào. Hiện tượng chảy máu hậu môn, nhiễm trùng hậu môn diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Trĩ nội cấp độ 4: Búi trĩ sưng phồng, mất độ đàn hồi không thể co trở lại. Đại tiện không chảy máu nhưng tiết dịch nhầy khiến hậu môn luôn ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu.
Bài viết nên xem:
Một số lời khuyên của bác sĩ
Bệnh trĩ nội chỉ được chữa trị hiệu quả khi
người bệnh thực hiện nghiêm túc pháp đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ luyện
tập kiêng khem hợp lý:
- Với những người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu, có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà tuy nhiên phải thực hiện theo sự chỉ dẫn và đơn kê thuốc của bác sĩ.
- Khi đã bị trĩ nội ở giai đoạn nặng, việc tới các phòng khám trĩ là điều cần thiết, trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để nặng có thể gây suy nhược (do mất nhiều máu) và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Trong quá trình điều trị không nên lao động nhiều, bê vác các vật nặng.
- Thường xuyên luyện tập các bài thể dục cho người bị bệnh trĩ như đi bộ, tập yoga,…
- Bổ xung các loại thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau muống, không ăn đồ có tính nhiệt(đồ cay, nóng, đồ nướng) và nhiều dầu mỡ(đồ chiên, xào).
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nên rửa vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì có thể khiến rách hậu môn và chảy máu búi trĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét