Áp xe hậu
môn là gì? Chữa như thế nào? Nhiều người vẫn tò mò, thắc mắc khi gặp tình trạng
apxe hậu môn mà không biết về nó cũng như hướng điều trị hợp lý. Hiểu được điều
đó, phòng khám Thái Hà xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin càn thiết về
bệnh áp- xe hậu môn và cách điều trị hợp lý
Apxe hậu môn là gì?
Trực
tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được
thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn. Khi trực tràng và các tuyến tạo chất
nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng sẽ làm cho các khoang hoặc các lỗ nhỏ ở
trực tràng chứa đầy mủ. Các khoang đầy mủ này được gọi là các áp xe và khi
chúng xuất hiện quanh hậu môn sẽ gây ra bệnh áp xe quanh hậu môn.
Loại áp
xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Biểu hiện là sưng đau mưng mủ
gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng.
Áp xe hậu
môn nằm ở mô sâu hơn ít gặp hơn và khó thấy hơn.
Rạch dẫn
lưu là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại áp xe hậu môn và
thường thành công.
Khoảng
50% bệnh nhân bị áp xe hậu môn sẽ có biến chứng gọi là rò hậu môn. Lỗ rò là một
lỗ thông nhỏ bất thường giữa vị trí áp xe và da.
Trong một
số trường hợp, rò hậu môn khiến cho phải dẫn lưu kéo dài. Ở những trường hợp
khác, miệng ngoài của đường rò bị bít kín có thể gây tái phát áp xe hậu môn.
Phẫu thuật là cần thiết để điều trị phần lớn các lỗ rò hậu môn.
Triệu chứng của áp xe quanh hậu môn
Áp xe bề
mặt hậu môn thường kết hợp với
- Đau kéo
dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.
- Kích
thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ, và nhạy cảm.
- Tiết mủ
- Táo bón
hoặc đau khi đi tiêu
Áp xe hậu
môn sâu hơn cũng có thể kết hợp với sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
Đôi khi,
sốt là triệu chứng duy nhất của áp xe hậu môn sâu.
>>>
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân của áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn có nhiều nguyên nhân, gồm:
- Nhiễm
trùng từ vết nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn là vết rách nhỏ trên da của ống hậu
môn.
- Các
bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Tuyến
hậu môn bị tắc
Các yếu
tố nguy cơ của áp xe hậu môn gồm:
- Viêm
đại tràng
- Viêm
ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
- Tiểu
đường
- Viêm
túi thừa
- Viêm
vùng chậu
- Quan hệ
tình dục qua hậu môn (người nhận)
- Sử dụng
các thuốc như prednison
Đối với
người lớn, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục gồm giao hợp hậu môn có
thể dự phòng áp xe hậu môn. Ở trẻ nhỏ và bé tập đi, việc thay bỉm thường xuyên
và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm có thể dự phòng nứt hậu môn và áp xe
quanh hậu môn.
Điều trị áp xe hậu môn
Dẫn lưu
phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu
môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ.
Áp xe hậu môn rộng và sâu có thể cần nhập viện và
gây mê để phẫu thuật.
Sau thủ
thuật, hầu hết bệnh nhân được kê thuốc giảm đau. Đối với người khỏe mạnh, kháng
sinh thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần với người bị tiểu đường hoặc
suy giảm hệ miễn dịch.
Đôi khi,
phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 tới 6 tuần sau khi áp xe được
dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu
môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được
thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày.
Sau phẫu
thuật áp xe hoặc lỗ rò, tình trạng khó chịu thường nhẹ và có thể kiểm soát được
bằng thuốc giảm đau. Sẽ mất ít thời gian để hồi phục.
Lời
khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3 tới 4
lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một
số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm
bẩn quần áo.
Sau khi
áp xe hậu môn hoặc lỗ rò đã được chữa khỏi, để dự phòng tái phát cần tuân theo
lời khuyên của bác sĩ.
>>>
Xem thêm:
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những
thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe quanh hậu
môn?
Để hạn
chế diễn tiến của bệnh áp xe quanh hậu môn, bạn nên:
Lên kế
hoạch điều trị bệnh sớm. Các áp xe hậu môn không được chữa trị có thể lây lan
đến các mô khác và làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn;
Gọi bác
sĩ nếu bạn xuất hiện triệu chứng đau trực tràng và sốt;
Gọi bác
sĩ nếu bạn nhận thấy có một khối mủ ở trực tràng hoặc chảy mủ ở hậu môn;
Gọi bác
sĩ nếu bạn bị rỉ dịch kéo dài từ đường mổ, sốt, hoặc đau sau khi phẫu thuật;
Giảm đau
sau khi phẫu thuật bằng cách ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm từ 3 đến 4 lần mỗi
ngày và dùng thuốc giảm đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét